Phật Tổ (hay còn được biết đến với tên gọi là Đức Ca Mâu Ni) là một trong những nhân vật kinh điển và đã không còn quá xa lạ với hầu hết chúng ta. Nhân vật có thật trong lịch sử này sống ở Ấn Độ cổ đại vào khoảng giữa thế kỷ thứ VI và IV trước công nguyên. Người không chỉ là nhà triết gia, học giả mà còn là người sáng lập ra Phật giáo sau khi trải qua bao nhiêu khổ nạn, giác ngộ và trở thành Phật.
1. Hình tượng Phật Tổ được khắc họa như thế nào?
Phật Tổ thường xuất hiện với hình ảnh ngự trên đài sen – hình ảnh biểu thị cho sự giải thoát và thanh tịnh. Điều này xuất phát từ thực tế hoa sen vươn lên lòng vũng bùn nhơ nhớp mà vẫn tỏa ngát hương. Chính đặc điểm này đã tạo nên nét thanh tịnh ngay giữa chỗ ô uế. Nếu hoa sen vươn lên mọc giữa bãi cát trắng phau, hay trên những mảnh đất khô sạch sẽ, dù có hương sắc gấp mấy lần so với hiện tại thì vẫn không được quý trọng và đánh giá cao như thực tế. Bởi sen chui từ vũng bùn hôi hám lên mà lại vẫn giữ được tánh cách thanh khiết và “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Quay trở lại với hình tượng Phật Tổ, trước kia Ngài cũng là một con người như chúng ta, cũng có thứ gọi là gia đình, cũng được hưởng trọn sự giàu sang, sung túc, hạnh phúc. Nhưng con người ấy không bị dục lạc làm ô nhiễm, cũng không bị sợi dây gia đình trói buộc. Ở trong cảnh nhiễm ô dục lạc mà tâm hồn Phật Tổ vẫn luôn trong sáng, trinh bạch, ngồi trong tù ngục gia đình mà chí Ngài đã vượt ra ngoài vũ trụ mênh mông. Đức tánh trinh bạch và siêu việt ấy, chỉ có hoa sen mới đủ sức để có thể làm hình ảnh tượng trưng.
Đôi mắt Phật Tổ luôn nhìn xuống đăm chiêu, thể hiện sự quan sát nội tâm kỹ lưỡng. Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan, nghĩa là luôn phản chiếu nội tâm để tự giác ngộ. Vì thế, Phật Tổ đã trở thành tâm của mỗi con người, của cả nhân loại. Trong tâm ai có Phật thì tức là đều hướng đến những việc thiện lành tích đức. Mượn hình ảnh của Ngài, các nghệ nhân đã mau chóng cho ra đời bao nhiêu kiệt tác nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu trong số đó có các mẫu tượng Phật Tổ với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng khác nhau.
2. Tượng Phật Tổ và những ý nghĩa trong Phong Thủy mang lại
Trong Phong Thủy, tượng Phật Tổ được xem là biểu tượng của sự bình yên, điềm lành và sự an lạc trong tâm hồn. Phật bảo vệ chúng sinh, nhân loại tránh khỏi sự quấy nhiễu của tà khí, yêu ma, qua đó giúp cho con người có thể tĩnh tâm, tâm bất biến trước dòng đời vạn biến. Bên cạnh đó, tượng Phật Tổ cũng giúp cứu độ chúng sinh thoát khỏi các tài ương, kiếp nạn vì Phật với tấm lòng từ bi, tình yêu thương bao la, rộng lớn trải dài khắp nhân gian thường hay dùng thần lực, Phật pháp cứu độ chúng sinh.
Tượng Phật Tổ giúp hoá hung thành cát, hóa những điềm dữ thành tin tốt lành, hóa nóng giận thành yêu thương. Qua đó tượng Phật Tổ không chỉ đem đến bình an, yên lành cho gia chủ mà còn mang lại cảm giác thật dễ chịu và bình yên mỗi khi nhìn tượng.
3. Vị trí đặt tượng Phật Tổ chuẩn Phong Thủy
Để giúp cho tượng Phật Tổ phát huy được hết các giá trị Phong Thủy của nó, chúng ta cần biết cách đặt tượng sao cho đúng. Thông thường, người ta sẽ đặt tượng Phật Tổ ở những vị trí thoáng đãng, cao ráo, thường là cao hơn tầm mắt của mình để thể hiện sự tôn kính của mình đối với Ngài. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được đặt tượng Phật Tổ ở những vị trí như trong nhà vệ sinh, phòng bếp hay nhà tắm. Đồng thời, chú ý đặt tượng ở vị trí cách xa nguồn điện để tránh gây nhiễu loạn các nguồn năng lượng với nhau.
Một trong những vị trí lý tưởng có thể bày tượng Phật Tổ đó chính là không gian phòng khách, phòng làm việc hoặc đặt trên bàn làm việc hay đối diện cửa chính giúp gia cho chủ luôn thông thái, có được nhiều bình an và may mắn. Ngoài ra, cũng có thể bày trí tượng Phật Tổ tại sân vườn hay đặt tượng trong xe ô tô giúp giảm bớt căng thẳng, stress, đồng thời tránh được những tai nạn xui xẻo.
Trên đây là những thông tin cần biết về tượng Phật Tổ. Hy vọng bài viết này thực sự hữu ích đối với bạn!
Liên hệ với Gỗ Đỉnh để mua Tượng Phật Tổ với giá tốt nhất!
Hotline: 08 6863 2345 – 07 8481 3456 (Zalo)
Website: https://godinh.com/